Việt Nam có nguy cơ phải nhập khẩu cát

UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu vừa cho biết: các ngành chức năng Bà Rịa – Vũng Tàu đã “cấm cửa” 17 tàu tự hành hút cát vào cửa biển Lộc An, trong đó có tàu mang quốc tịch Trung Quốc và Thái Lan. Núp bóng “thác cát tận thu”, tàu ngoại vào khai thác


Bà Nguyễn Thị Còn, giám đốc Công ty CP H&T- chủ đầu tư dự án Khu du lịch Làng Chài - Lộc An, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (BR-VT) cho hay, mấy tháng nay, bà luôn trong trạng thái “ngồi trên lửa” vì các căn biệt thự trị giá hàng chục tỷ đồng dọc bờ biển đang có nguy cơ sạt lở, biến mất bất cứ lúc nào.

Nguyên nhân là ngày lẫn đêm, tại khu vực cửa biển Lộc An có hàng chục tàu lớn ồ ạt hút cát, tạo ra những chiều dài các hàm ếch lên tới hàng chục mét, hàng trăm nghìn m3 cát đã được mang đi tiêu thụ.

 
Không chỉ có trường hợp Công ty cổ phần H&T làm đơn cầu cứu cơ quan chức năng vì bị “cát tặc” tấn công mà một doanh nghiệp khác gần đó là Công ty TNHH-DV Mỹ Mỹ cũng “kêu trời” vì đất ven biển của họ cũng bị các tàu cát “rút ruột” 
 
Bà Cửu Thị Kim Chi, Giám đốc Công ty Mỹ Mỹ, cho biết việc nạo vét luồng vào cửa biển Lộc An của công ty Phước Luân đã làm sạt lở nghiêm trọng, ảnh hưởng đến dự án mà DN đang triển khai.
 
Tàu ngoại “núp” giấy phép khai thác trong nước   
 
Một trong những đơn vị được UBND tỉnh BRVT chấp thuận cho phép sở GTVT cấp phép thi công luồng cửa biển Lộc An là Công ty TNHH Phước Luân. Theo đánh giá của Sở GTVT, dự án luồng nạo vét có chiều dài 2km gồm 2 đoạn. Đoạn 1 dài 1,2km nằm trong đất liền với bề  rộng 45m, đoạn 2 dài 0,8km bị bồi ra biển rộng 60m, khối lượng cát nạo vét khoảng 100.000 m3
Do không có kinh phí thực hiện (khoảng 7 tỷ đồng) nên UBND tỉnh đồng ý cho phép công ty Phước Luân tận thu cát làm vật liệu san lấp để bù đắp chi phí nạo vét. Còn quá trình vận chuyển đường bộ gặp khó khăn nên tỉnh đề nghị công ty này phải chịu sự giám sát của các cơ quan chức năng.

Sau khi làm thử một thời gian, lấy lý do sóng lớn, các phương tiện loại nhỏ nạo vét khó khăn nên xin phép được đưa các loại phương tiện tự hành, trọng tải lớn vào cửa biển.

Thế nhưng, đầu năm 2009 đã xuất hiện tình trạng tàu của Công ty Phước Luân và các tàu nước ngoài vào cửa biển ngoài sự giám sát của cơ quan chức năng.

Theo báo cáo của Sở GTVT BR-VT, trong quá trình giám sát việc nạo vét luồng tại các cửa biển, Sở đã phát hiện 17 chiếc tàu vào địa phận của tỉnh hút cát mà Sở không nắm được, trong đó có phương tiện thuỷ của Trung Quốc và Thái Lan.

Khi phát hiện sự việc, UBND tỉnh đã chỉ đạo Cảnh sát môi trường (PC36), Sở GTVT, Sở TN&MT, Sở KHĐT, Bộ đội biên phòng và Cảng vụ Vũng Tàu kiểm tra làm rõ.

Theo báo cáo của Cảng vụ Vũng Tàu: đối với 2 tàu tự hành gồm 1 bộ tàu của Trung Quốc và 1 bộ của Thái Lan vào cửa biển Lộc An neo đậu đã được Bộ GTVT cấp giấy phép, Bộ đội biên phòng quản lý về con người, Cục hải quan quản lý về hàng hoá. 15 tàu còn lại là phương tiện thuỷ nội địa do Công ty Phước Luân đưa vào mà không báo cáo đầy đủ với cơ quan quản lý.

Trong khi chỉ báo cáo đưa 5 tàu vào nhưng trên thực tế công ty đã đưa thêm 10 tàu vào, nhưng không thực hiện các quy định về quản lý phương tiện. Vì vậy, Sở GTVT đã cùng đoàn công tác liên ngành yêu cầu ngưng việc nạo vét; Cảng vụ Vũng Tàu cũng có công văn yêu cầu xử phạt các phương tiện trên…

UBND tỉnh, Sở GTVT tiếp đó cũng đã tiến hành đình chỉ thi công, yêu cầu các đơn vị thi công di dời tất cả các phương tiện ra khỏi vùng nạo vét...

Mới đây, UBND tỉnh BR-VT đã chỉ đạo kiểm điểm trách nhiệm các ngành chức năng liên quan vì để các tàu không phép vào cửa biển hút cát tận thu, gây sạt lở nghiêm trọng vùng cửa biển quan trọng này.

Tìm theo giá

Tìm giá
Bản đồ
Scroll